Vào tháng 3/2020, ngành may mặc chứng kiến sự ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát mạnh mẽ của dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Trong bối cảnh lệnh kiểm soát nhập cư gay gắt đối với công dân nước ngoài và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên khắp châu Á, vào cuối tháng 3, Ấn Độ và Bangladesh đã công bố lệnh đóng cửa trên toàn quốc, tất cả các nhà máy may buộc phải dừng hoạt động.


Ngành may mặc tổn thất hơn 70% vì COVID-19

Kết quả, tổng số giờ hoạt động của máy may tại bốn quốc gia châu Á là Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Indonesia – đã giảm xuống còn 27% trong tháng 4, chưa bằng một nửa so với tháng 2, ngay trước khi đại dịch bùng nổ.
Mặc dù một số nhà máy đã hoạt động trở lại vào giữa tháng 5, nhưng đa số vẫn hoạt động cầm chừng và chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại. Chúng tôi sẽ chỉ ra đại dịch này ảnh hưởng đến ngành may mặc như thế nào bằng cách nhìn vào số liệu thực tế của từng nhà máy và xem xét cách làm thế nào để sống sót trong tình huống khó khăn này.

Dịch COVID-19 khiến hàng loạt nhà máy may mặc trên toàn thế giới đóng cửa

Thời gian hoạt động của máy may đã giảm đáng kể do các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động dựa theo các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 ở mỗi quốc gia.

 

Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc ngăn chặn COVID-19 và gần như tất cả các công ty đã hoạt động trở lại vào tháng 5.

Số máy may hoạt động cũng như thời gian vận hành máy đã hồi phục đáng kể từ tháng 4. Tuy nhiên, số giờ vận hành máy vẫn còn thấp so với số máy may hoạt động, chứng tỏ số lượng đơn hàng không nhiều.

[Dòng sự kiện]
22/3: Dừng nhập cảnh cho tất cả các công dân nước ngoài
1/4: Ban hành lệnh "Giãn cách xã hội"
16/4: Bãi bỏ quy định lần (Về khu vực rủi ro thấp)
22/4: Bãi bỏ quy định lần 2 (Về hoạt động của các nhà hàng)

8/5: Bãi bỏ quy định lần 3 (Về giao thông công cộng)

 

 

Các nhà máy đã dừng hoạt động vào tháng 4 vì lệnh đóng cửa nhưng một số nhà máy đã bắt đầu hoạt động vào tháng 5.

Tuy nhiên, khi số ca lây nhiễm tiếp tục gia tăng và kỳ nghỉ lễ Eid được lên kế hoạch vào cuối tháng 5 cho thấy sự hồi phục hoàn toàn của ngành may mặc nước này vẫn còn phía trước.

[Dòng sự kiện]
15/3: Dừng nhập cảnh cho tất cả các công dân nước ngoài
23/3: Lệnh đóng cửa toàn tuốc từ ngày 26/3 đến ngày 4/ 4
31/3: Lệnh đóng cửa kéo dài đến ngày 11/4/2020
5, 11, 23/4 Kéo dài lệnh đóng cửa
4/5: Tiếp tục kéo dài lệnh đóng cửa đến ngày 16/5
7/5: Tạm dừng thị thực cho tất cả các quốc gia đến ngày 16/ 5

14/5: Tiếp tục kéo dài lệnh đóng cửa đến ngày 30/5

 

 

Lệnh đóng cửa vẫn tiếp tục kéo dài và không có nhà máy nào hoạt động kể từ tháng 4. Số ca nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng.

Có thể thấy rằng Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.

[Dòng sự kiện]
3/3: Dừng nhập cảnh cho tất cả các công dân nước ngoài
22/3: Ban hành lệnh giới nghiêm kéo dài trong 14 giờ
24/3: Công bố lệnh đóng cửa toàn quốc trong 21 ngày
14/4: Kéo dài lệnh đóng cửa đến ngày 3/5

1/5: Kéo dài lệnh đóng cửa đến ngày 17/5

 

 

So với các quốc gia khác, tình hình tại Indo có khả quan hơn dù quốc gia này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 3 và yêu cầu hạn chế di chuyển trong thời gian nghỉ vào cuối tháng 4. Tuy nhiên, các hoạt động vẫn chưa thật sự trở lại.


[Dòng sự kiện]
2/3 Ca lây nhiễm đầu tiên ở Indonesia
20/3 Tuyên bố tình trạng khẩn cấp
31/3 Dừng nhập cảnh cho tất cả các công dân nước ngoài
31/3 Ban hành lệnh giãn cách xã hội

23/4 Lệnh hạn chế di chuyển trong Id-ul-Fitr

 

 

 

Làm thế nào để nhanh chóng khôi phục tình hình

So với kết quả của tháng 2, số lượng và giờ hoạt động của máy may trên khắp châu Á vẫn còn thấp hơn 50%. Ngoài ra, bạn có thể thấy rằng số giờ hoạt động chưa theo kịp số lượng máy may. Năng suất trên mỗi máy may đã giảm xuống còn khoảng 70%. Điều đó có nghĩa là số lượng đơn đặt hàng từ người mua vẫn còn thấp trong khi các nhà máy đã bắt đầu hoạt động.

 

Việc một số nhà máy phải đóng cửa do đại dịch là điều không thể tránh khỏi. Điều chúng ta cần xem xét từ bây giờ là làm thế nào để nhanh chóng khôi phục tình hình và những chỉ số nào chúng ta có thể sử dụng để xác định hướng hồi phục và giải quyết những vấn đề hiện tại cho mỗi nhà máy.

Cửa hàng - Nhà xưởng

  • Trụ sở công ty
  • 19 - 21 Ca Văn Thỉnh, Phường 11, Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 093 11 44 866  - 0938838177 - 0938331268
  • Xưởng dệt
  • Xưởng dệt 1: Số 9 Đặng Thị Nghỉ, Ấp Cây Da, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP.HCM
  • Xưởng dệt 2: Số 17 Huỳnh Thị Ợt (430 Cũ), Ấp 1, Xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM
  • Xưởng dệt 3: Số 18/7 Đường 429, Ấp 1, Xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP. HCM
  • 093 11 44 866
  • Hà Nội - Chi nhánh 1
  • Số 61, Ngõ 670 Nguyễn Khoái, Quận Hoàng Mai
  • 096 3018718

 

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY SONG KING
19-21 Ca Văn Thỉnh, P.11, Tân Bình, TP.HCM
ĐT: 093 11 44 866 - 0938838177 - 0938331268

 

Email:
vaithunsongking@gmail.com

Kết nối với chúng tôi

GEO: 10.788568, 106.645997
Vải thun Song King
Work:
vaithunsongking@gmail.com
Ho Chi Minh City, HCMC 700000
Vietnam

Nơi bán vải thun chất lượng cao

Vải thun giá rẻ

Vải thun Song King chuyên sản xuất và kinh doanh các loại vải thun

Vải thun Song King - Nơi bán vải thun chất lượng cao - Vải thun giá rẻ - www.vaithun4chieu.com

Hỗ trợ trực tuyến